Có nhiều yếu tố để trở thành một kỹ sư cơ khí thành công hơn là chỉ giỏi toán và khoa học. Dù là sinh viên mới tốt nghiệp ngành kỹ thuật hoặc đã làm việc như một người quản lý kỹ thuật trong nhiều năm, vẫn có những lời khuyên và chiến lược có thể giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp. Hãy cùng xem xét một số lời khuyên có thể đưa sự nghiệp kỹ thuật của bạn lên một tầm cao mới.
1. Suy nghĩ như một doanh nhân.
Tôi biết điều này nghe có vẻ hơi ngược đời, nhưng thực tế các công ty đang tìm thuê các kỹ sư có suy nghĩ như doanh nhân. Họ muốn tuyển các kỹ sư đã tham gia vào chiến lược và lập kế hoạch và biết cách của họ xung quanh bảng cân đối và báo cáo thu nhập. Các kỹ sư trẻ cần hiểu tổng chi phí để sản xuất các sản phẩm của công ty bạn ảnh hưởng đến quyết định như thế nào.
2. Hãy suy nghĩ bên ngoài chuyên môn của bạn.
Bạn vào đại học để học ngành cơ khí, nhưng ngày nay các sản phẩm phức tạp thường bao gồm phần mềm và các linh kiện điện tử khác bên trong, vì vậy sẽ có lúc các vấn đề liên quan đến thiết kế bạn gặp phải nằm ngoài chuyên môn của bạn. Thế nên hãy tìm hiểu những điều cơ bản của các chuyên ngành có liên quan.
3. Làm việc nhóm.
Kỹ thuật chuyên nghiệp liên quan đến sự hợp tác giữa nhiều ngành nghề khác nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp để đưa sản phẩm ra thị trường. Do đó, kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng như chuyên môn kỹ thuật.
4. Tuân thủ các quy tắc.
Trường học thường dành phần thưởng cho những người có suy nghĩ tự do. Công ty cũng vậy, nhưng phải nằm trong giới hạn của các qui trình thiết kế đã được thiết lập và thực hành tốt nhất. Hãy học cách sống từ những giá trị của sếp bạn và những quy tắc ứng xử trong tổ chức, nếu không thì hãy chuyển việc.
5. Hãy là một phần của đổi mới.
Luôn cởi mở với những ý tưởng mới, ngay cả khi chúng đến từ các nguồn bên ngoài nhóm của bạn. Cảnh giác với sự thiên vị "Không được phát minh ở đây" tồn tại ở một số công ty. Công ty sẽ thưởng cho các kỹ sư khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, bất kể chúng đến từ đâu.
6. Làm cho sếp của bạn trông tử tế.
Điều này đôi khi hơi khó vì các kỹ sư thường bị đe dọa bởi các nhà quản lý được trao quyền thuê, sa thải và đề bạt. Tuy nhiên, một người quản lý giỏi luôn muốn nhân viên của họ thành công vì vậy hãy đứng về phía họ và điều đó có lợi cho sự nghiệp của bạn trong tương lai.
7. Luôn kết nối với trường đại học của bạn.
Hãy giữ liên lạc với trường cũ của bạn. Tham gia vào các xã hội kỹ thuật để tăng phạm vi kết nối. Viết tài liệu kỹ thuật và/hoặc tổ chức các buổi kỹ thuật tại các hội nghị liên quan sẽ tăng cường cả kinh nghiệm của bạn và uy tín của công ty bạn.
8. Tiếp tục học hỏi.
Điều này rất quan trọng vì các công cụ được sử dụng để thiết kế và phân tích sản phẩm luôn thay đổi và cải tiến. Đi trước và tìm kiếm các nhiệm vụ cũng như cơ hội để tìm hiểu các công nghệ mới, đăng ký các chương trình đào tạo và tận dụng tối đa các lợi ích giáo dục do công ty chi trả.
9. Hãy tích cực kết nối.
Việc kết nối và xây dựng mối quan hệ khi tham dự các sự kiện chuyên nghiệp là rất quan trọng đối với những kỹ sư trẻ. Cơ hội kết nối tốt là các sự kiện được đưa ra bởi các tổ chức chuyên nghiệp, như Hiệp Hội Kỹ Sư Dân Dụng Hoa Kỳ hoặc Hiệp Hội Kỹ Sư Cơ Khí Hoa Kỳ.
10. Tìm một người cố vấn.
Nếu là một kỹ sư trẻ, hãy tìm một kỹ sư lớn tuổi hơn, có uy tín hơn tại công ty - người có thể quan tâm đến việc tư vấn cho bạn. Hãy hỏi nhà tuyển dụng của bạn xem công ty có chương trình kèm cặp thông qua bộ phận nhân sự không. Nhiều cộng đồng kỹ thuật cũng có những chương trình có thể giới thiệu cho bạn một cố vấn nghề nghiệp. Hoặc đăng một cái gì đó lên LinkedIn cho thấy bạn đang tìm kiếm một người cố vấn.
11. Tăng cường kỹ năng giao tiếp của bạn.
Nhiều kỹ sư thích theo sát quá trình thiết kế kỹ thuật, trong khi những kỹ sư khác muốn chuyển sang vai trò quản lý. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với khách hàng, thuyết trình và làm việc với các nhà cung cấp bên ngoài, đại lý, v.v. Phát triển kỹ năm kỹ năng mềm rất quan trọng đối với các kỹ sư khao khát trở thành nhà quản lý trong tương lai. Toastmasters International, một tổ chức phi lợi nhuận, là một nơi tuyệt vời để bắt đầu việc nói trước công chúng.
Hoàng Khương dịch
(Nguồn: https://www.ptc.com/en/cad-software-blog/11-career-tips-for-mechanical-engineer )
- Lời khuyên cho sinh viên khi thực tập xí nghiệp (18.06.2019)
- Một số lỗi nhỏ khi viết CV (22.05.2019)
- Một lần phỏng vấn tuyển dụng (27.02.2019)
- Kinh nghiệm tự học phần mềm CAD/CAM bằng video (23.01.2019)
- Nhận thức của tôi về bản quyền (18.08.2018)